CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

HaiHa Confectionery Joint - Stock Company

Hấp dẫn cả trong mơ

Doanh nghiệp bánh kẹo Việt 'tìm đường' vượt khó

Mặt khác do bánh kẹo không phải là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, bắt buộc phải tiêu dùng hàng ngày nên khi đời sống khó khăn thì đây là một trong những mặt hàng đầu tiên người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi tiêu.

Theo đại diện Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị (Hữu Nghị Food), các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước còn gặp nhiều trở ngại do lạm phát, hay khi giá điện tăng 10%, nước tăng 50%, xăng dầu tăng 10%, than 28% đến 41% tùy chủng loại thì người dân buộc phải dành tiền để đảm bảo các sản phẩm thiết yếu như gạo, muối, bột giặt... làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ bánh kẹo.

 

Các doanh nghiệp sán xuất bánh kẹo trong nước đang phải chịu nhiều sức ép từ những doanh nghiệp nước ngoài và tình hình cắt giảm chi tiêu của người dân.  Ảnh: Hà Mai.

 

"Chưa kể các hãng sản xuất bánh kẹo 100% vốn nước ngoài với máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, triển khai thị trường chuyên nghiệp đã chiếm lĩnh phần lớn phân khúc cao cấp của bánh kẹo Việt tại thị trường Việt Nam", đại diện Hữu Nghị Food chia sẻ.

Lộ trình WTO cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bánh kẹo ngoại thâm nhập sâu, đặc biệt là sản phẩm của các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia... Do vậy các doanh nghiệp bánh kẹo nội phải thực hiện nhiều "chiêu" để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển.

Đại diện một công ty sản xuất bánh kẹo tại TP HCM cho biết trước đây công ty chuyên về các loại kem xốp,bánh mì, cracker, cookies... "Tuy nhiên những sản phẩm này hay bị nhái, làm giả và cũng không có sự khác biệt về công nghệ nên khó cạnh tranh với các đơn vị bánh kẹo tư nhân và làng nghề ở phân khúc trung bình và thấp", vị đại diện này phân tích.

Tổng giám đốc Hữu Nghị Food , ông Trịnh Trung Hiếu cho biết bên cạnh việc thường xuyên tung ra các mặt hàng chất lượng, mẫu mã đa dạng, công ty còn tăng cường giám sát chính sách bán hàng, chống bán lấn tuyến, chống bán phá giá, giám sát nhà phân phối thực hiện nghiêm túc các chính sách bán hàng của công ty.

"Hữu Nghị Food đã thực hiện phân chia sản phẩm theo thị trường nhằm giảm thiểu nạn hàng giả, hàng nhái và bán lấn thị trường. Đơn cử chúng tôi đã rất thành công với phương thức này qua sản phẩm Tipo tại thị trường rất 'khó nhằn' là Trung Quốc", ông Hiếu nhấn mạnh.

Công ty tăng cường các dịch vụ sau bán hàng. Hoàn thiện, đánh giá năng lực nhà phân phối để khoán doanh số phù hợp và hỗ trợ nhà phân phối tiếp cận phương pháp bán hàng mới, chuyên nghiệp. Bên cạnh tạo vị thế vững chắc tại thị trường trong nước, các công ty bánh kẹo cũng thực hiện mở rộng ra thị trường nước ngoài để nâng cao doanh số và năng lực cạnh tranh.

Các chuyên gia kinh tế nhận định doanh nghiệp nội nên dịch chuyển cơ cấu từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, tập trung sản phẩm hướng tới thị trường phân khúc cao, các tập đoàn bán lẻ và siêu thị lớn mới đạt được tính hiệu quả bền vững.

Đơn cử như Hữu Nghị Food đã xuất khẩu tới hơn 10 quốc gia trên thế giới gồm cả những thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… Sản phẩm của công ty thâm nhập được vào những thị trường này nhờ các nhà máy trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại đều đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như ISO 22000:2005, HACCP. Doanh thu xuất khẩu chiếm gần 20% tổng doanh thu và công ty cũng đang đàm phán với các đối tác để đặt văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới .

                                                                                            Nguồn: Vnexpress.net

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ

Phòng bán hàng

  • 024.3863.2041

Quảng cáo

Bán Sản phẩmdinh dưỡng thể hình tăng cân